[Travel][feat1]

Máy thủy bình tại Trắc Địa Sài Gòn

2/23/2020
Máy thủy bình tại Trắc Địa Sài Gòn
Giúp khách hàng dẫn cao độ từ điểm A sang điểm B với chiều dài lên đến 1 km với độ chính xác từ 0.7-2mm (tùy theo phép đo và loại máy). Giúp khách hàng bố trí thi công mặt độ cao đường, mặt bằng sàn bê tông, mặt sàn khu công nghiệp với độ chính xác dưới 2mm (tránh hao tổn lượng bê tông cần sử dụng lên đến vài chục m3 với diện tích sàn vài nghìn m2).
Máy cân bằng Laser: Giúp khách hàng dễ dàng xác định mặt bằng hoặc phương thẳng đứng với tia laser xanh (với tia xanh siêu sáng) với độ chính xác lên đến 1mm với phạm vi làm việc tiêu chuẩn 10 mét. Giúp khách hàng dễ dàng xác định mức cao độ sát trần nhà để thi công thạch cao với những máy quét laser có gắn thiết bị treo tường có sử dụng nam châm.
Bảo hành sau bán hàng: Tất cả các sản phẩm máy trắc địa (máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy quét laser, máy chiếu thiên đỉnh) đều được bảo hành ít nhất 1 năm hoặc 3 năm. Trong thời hạn bảo hành, tất cả các máy trắc địa được bảo hành và kiểm định miễn phí theo đúng thời hạn ghi trên giấy bảo hành. Thời gian bảo hành với những lỗi thông thường là dưới 24 giờ, nếu quá thời gian trên chúng tôi sẽ bố trí một máy khác tương đương để quý khách dùng tạm trong thời gian chờ bảo hành để không ảnh hưởng tới công việc của quý khách.
Giá trị kinh doanh: Mang lại giải pháp trắc địa cho mọi công trình, thông qua việc cung cấp các sản phẩm trắc địa đảm bảo chất lượng, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả sử dụng. Chúng tôi đưa ra được các giải pháp phù hợp về kỹ thuật của từng công trình, khả năng đầu tư của từng khách hàng. Vì chúng tôi hiểu rằng mỗi công trình, mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi không ngừng nỗ lực để mang đến những giá trị lớn hơn nhiều lần số tiền mà quý khách muốn đầu tư.
THÔNG TIN CÔNG TY
Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH TRẮC ĐỊA SÀI GÒN
MIỀN BẮC: 145 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (chỉ đường)
MIỀN NAM: 2C Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh (G.page/TracDiaSaiGon)
Mã số thuế: 0315675052
Số tài khoản: 118002690480 tại Ngân hàng công thương Việt Nam (VietinBank) - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Người đại diện: Nguyễn Quang Hải
Điện thoại: (028)3848-7476
Gọi ngay: 0983.099.922 (Mr. Hải)
Zalo Chat: 0983.099.922 (Mr. Hải)
Nhắn tin: Messenger
Website: www.tracdiasaigon.com (đã thông báo Bộ Công Thương)
Email: congtytracdiasaigon@gmail.com
Trắc Địa Sài Gòn - Giải pháp trắc địa cho mọi công trình
THÔNG TIN THANH TOÁN
Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
CÔNG TY TNHH TRẮC ĐỊA SÀI GÒN
STK: 1180 0269 0480
VietinBank - CN Thành phố Hồ Chí Minh
Tài khoản cá nhân:
NGUYỄN QUANG HẢI
STK: 0531 0025 18511
Vietcombank - CN Đông Sài Gòn (TP HCM)
STK: 1078 7109 2779
VietinBank - CN Thành phố Hồ Chí Minh
STK: 1608 2050 12022
Agribank - CN Trường Sơn (TP HCM)
STK: 9704 2292 3643 5595
MBBank - Hội sở chính (TP Hà Nội)
Cảm ơn quý khách đã sử dụng Sản Phẩm và Dịch Vụ của công ty Trắc Địa Sài Gòn.
Máy thủy bình tại Trắc Địa Sài Gòn Máy thủy bình tại Trắc Địa Sài Gòn Reviewed by WAT.vn on 2/23/2020 Rating: 5

Hướng dẫn máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W với một số tính năng chính

6/21/2019

Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W 

Mang hình dáng đặc trưng của dòng GTS của hãng Topcon tương tự như GTS-230N, GTS-250N nhưng bán phím bị hạn chế hơn. Bàn phím vật lý chỉ báo gồm các phím MENU cơ bản và các phím điều hướng, cùng 4 phím bấm chứng năng phía dưới màn hình hiển thị. Tuy bị giản lược bàn phím vật lý số nhưng tính năng và cách sử dụng vẫn tương đồng (giống) với những dòng máy toàn đạc Topcon khác.
Tham khảo thêm về sản phẩm Topcon tại: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac-topcon
Máy toàn đạc Topcon GTS-332W
1. BÀN PHÍM VẬT LÝ:
Phím POWER: Giữ 2 giây để Tắt/Bật nguồn của máy
Phím MENU: Mở các chương trình bên trong máy toàn đạc, nếu là bên trong ứng dụng nó còn thêm tính năng là phím mũi tên kéo sang phải.
Phím ESC: Để thoát các chương trình đang mở
Phím ENT: Phím Enter dùng để thực hiện một lệnh trong chương trình hoặc chấp nhận việc nhập dữ liệu.
Phím *: Kết hợp với F1, F2, F4 để thực hiện các tính năng sau:
     + Ấn phím * sau đó ấn phím F1 --> Đèn màn hình sẽ bật hoặc tắt.
    + Ấn phím * sau đó ấn phím F2 --> Bật hoặc Tắt tính năng cân bằng điện tử của máy toàn đạc.
     + Ấn phím * sau đó ấn phím F4 --> Vào màn hình cài đặt hằng số gương, PPM, nhiệt độ, áp suất, xem tín hiệu.
Phím "3 mũi tên": Phím này dùng để đo và hiển thị tọa độ X, Y, Z của 1 điểm nhưng không lưu vào bộ nhớ của máy. Ngoài ra, ở bên trong ứng dụng thì phím này là phím điều hướng kéo sang trái.
Phím "hình tam giác": Phím này dùng để đo cạnh (khoảng cách) từ vị trí đặt máy toàn đạc tới điểm cần đo (mục tiêu). Đo khoảng cách ngang (HD) và đo khoảng cách nghiêng (SD). Đồng thời nó cũng là phím điều hướng lên trên khi ở trong các ứng dụng.
Phím ANG: Phím dùng để thoát chế độ đang đo tọa độ hoặc đo cạnh ở màn hình cơ bản trở về màn hình đo góc. Đồng thời cũng là phím điều hướng xuống phía dưới khi ở trong các ứng dụng.
Phím F1, F2, F3, F4: Là các phím thực hiện các lệnh tương ứng ở trên màn hình hiển thị.
2. MÀN HÌNH CƠ BẢN:
Màn hình cơ bản sẽ hiện thị 2 giá trị góc V (góc thiên đỉnh) và góc HR (góc bằng). Kèm theo đó là 3 dòng lệnh bên phía dưới màn hình. P1: OSET, HOLD, HSET; P2: TILT, REP, V%; P3: H-BZ, R/L, CMPS.
Giải thích các tình năng cơ bản của 3 dòng lệnh:
OSET: Đưa góc bằng (HR) trở về giá trị 0 00 00 ở bất kỳ một hướng ngắm cố định nào đó. Cách thực hiện: Ngắm máy toàn đạc vào 1 mục tiêu và khóa chuyển động ngang. Sau đó ấn phím OSET (tương ứng với F1 ở phía bên dưới). Màn hình hiện ra dòng chữ H ANGLE 0 SET OK? Ta chọn YES, lúc này hướng ngắm hiện tại đã có giá trị góc bằng là 0 00 00 như mong muốn. Tính năng này thường dùng khi đo vẽ sử dụng tọa độ cực (đo góc - cạnh) để làm bản đồ hoặc trong xây dựng sử dụng để thiết lập các đường thẳng và hướng vuông góc khi cần lấy 1 hướng chuẩn ban đầu = 0 00 00.
HOLD: Giữ góc bằng (HR) ở một giá trị đang hiển thị bất kỳ. Ấn phím HOLD màn hình hiện ra H ANGLE HOLD HR = 1 giá trị góc bất kỳ và hỏi SET? Ở đây góc bằng đã giữ (khóa) không cho góc bằng chuyển động khi ta quay máy theo chiều ngang nữa. Nếu ta muốn giá trị góc bằng (HR) này để ngắm vào 1 mục tiêu nào đó, ta chỉ cần ngắm ống kính bắt mục tiêu và khóa chuyển động ngang của máy toàn đạc lại và nhấn YES để xác nhận giá trị góc (HR) cho hướng ngắm vừa quay tới. Trong thực tế mình ít, hiểm hoặc thậm chí chưa dùng tính năng này bao giờ (trừ khi hướng dẫn sử dụng cho những anh em Trắc địa khác).
HSET: Đặt cho góc bằng một giá trị tại một hướng ngắm cố định bằng cách nhập giá trị góc bằng mới. Quay máy ngắm một mục tiêu cố định và khóa chuyển động ngang của máy toàn đạc lại. Nhấn phím HSET, màn hình hiện ra H ANGLE SET HR:_______ ta nhấn tiếp INPUT như màn hình dưới đây.
Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W
Nhập giá trị góc bằng mong muốn vào dòng HR = 
Cách nhập là nhập ĐỘ + dấu "chấm" + PHÚT & GIÂY. Ví dụ: 45.1236 sau đó ENTER thì máy toàn đạc sẽ hiểu góc bằng là 45 độ 12 phút 36 giây (45 12 36). 
TILT: Ấn phím TILT để Bật tắt Màn hình cân bằng điện tử TILT SENSOR. X-ON bật trục X, XY-ON bật cân bằng điện tử cả 2 trục, OFF tắt chế độ cân bằng điện tử. Khi đo máy toàn đạc ở ngoài thực tế, chúng ta nên bật chế độ này để máy toàn đạc tự hiệu chỉnh độ nghiêng trong quá trình sử dụng vào kết quả --> dẫn tới kết quả được đảm bảo độ chính xác hơn.
REP: Tính năng REPETITION ANGLE OK? là tính năng đo góc lặp được dùng trong việc phát triển đường chuyền tọa độ, các góc trong đường chuyền được đo đi đo lại và tính giá trị trung bình, kết hợp chiều dài cạnh để tính bình sai.
V%: Chuyển đổi giá trị góc V từ góc thiên đỉnh hoặc góc đứng thành % của độ dốc ống kính.
R/L: Chuyển đổi giá trị góc HR thành HL hoặc ngược lại. Góc HR là góc hiển thị tăng dần theo chiều kim đồng hồ. Góc HL là góc hiển thị tăng dần theo chiều ngược kim đồng hồ.
CMPS: Chuyển đổi giá trị góc V từ góc thiên đỉnh thành góc đứng thành góc thiên đỉnh và ngược lại. Góc thiên đỉnh lấy hưởng đỉnh trời là giá trị 0 00 00. Góc đứng lấy giá trị nằm ngang là 0 00 00.
3. ĐO CHIỀU DÀI CẠNH
Từ màn hình cơ bản, ngắm chính xác gương tại điểm mục tiêu. Nhấn phím vật lý "tam giác" để bắt đầu đo. Sau khi đo xong, màn hình hiển thị:
May toan dac Topcon GTS-332W 3
HD: Giá trị chiều dài cạnh (cạnh ngang) từ máy tới mục tiêu - đơn vị m
VD: Giá trị chênh cao giữa máy và gương.
SD: Nhấn thêm phím đo cạnh "tam giác" 1 lần nữa, màn hình sẽ hiển thị SD là cạnh nghiêng (cạnh trực tiếp từ máy tới gương)
MEAS: Phím đo (đo thêm cạnh mới hoặc đo lại cạnh đang đo).
MODE: Chế độ chọn FINE (đo tinh); TRACK (đo đuổi); COARSE (đo thô). Trong đó FINE là đo với độ chính xác cao nhất.
S/A: Cài đặt hằng số gương cho máy. PSM = -30 (đối với gương tròn đơn). PSM = -17.5 (đối với gương mini). PSM = 0 (nếu đo tới mặt phản xạ hoặc gương giấy). PPM là áp suất, nó sẽ tự động theo giá trị nhiệt độ môi trường nhập vào. Thông thường nhiệt độ nên nhập vào giá trị nhiệt độ trung bình (ví dụ ở Sài Gòn nên để là 30 độ C) ở dòng TEMP và PRES = 1013.3 hPa. 
OFSET: Có 4 mục đo bù nhưng được sử dụng chủ yếu trong thực tế là 2 tính năng đo bù góc và đo bù cạnh. ANG. OFFSET là tính năng đo bù góc (quay thêm góc thiếu). DIST. OFFSET là tính năng đo bù cạnh (cộng thêm cạnh). Thường được áp dụng chủ yếu trong đo vẽ bản đồ địa chính hoặc địa hình.
S.O: Tính năng bố trí chiều dài cạnh hoặc chênh cao cho trước. Ở đây có 3 dạng số liệu bố trí: HD (cạnh ngang); VD (cạnh nghiêng); SD (cạnh nghiêng). Cách bố trí tương tự như phần Stake Out trong phần MENU chính. Sẽ được giới thiệu ở các bài viết sau trên mục BLOGS của Web https://www.tracdiasaigon.com/blogs/huong-dan
m/f/i: Chuyển đổi đơn vị đo chiều dài cạnh từ m sang feet hoặc inch.
Muốn trở về màn hình cơ bản chỉ có góc hiển thị, nhấn phím ANG.
Trên đây mình đã giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất của Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W từ màn hình cơ bản tới tính năng đo góc và đo cạnh. Ở các bài sau mình sẽ hướng dẫn tới các anh em các tính năng đo đạc trong các phần MENU chính. Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Web Tracdiasaigon.com mục BLOGS hoặc Facebook của Trắc Địa Sài Gòn tại địa chỉ: https://www.facebook.com/congtytracdiasaigon
Hẹn gặp lại ở các bài viết sau! From: https://www.tracdiasaigon.com/

Người viết bài: Nguyễn Quang Hải
Hướng dẫn máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W với một số tính năng chính Hướng dẫn máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W với một số tính năng chính Reviewed by WAT.vn on 6/21/2019 Rating: 5

Máy toàn đạc điện tử là gì? Nó đo được cái gì?

5/27/2019
Máy toàn đạc điện tử tên tiếng Anh là "total station" hoặc "total station theodolite" là một thiết bị điện tử/quang học được sử dụng để khảo sát và xây dựng công trình. Đây là máy kinh vĩ điện tử được tích hợp với đo khoảng cách điện tử (EDM) để đo cả góc đứng (hoặc góc thiên đỉnh) và góc ngang (góc bằng) và khoảng cách nghiêng từ thiết bị đến một điểm cụ thể và máy vi tính đặt bên trong máy để thu thập dữ liệu và thực hiện các phép tính.


Một số máy toàn đạc điện tử được tự động hóa (Robotic) hoặc mô tơ cho phép người vận hành điều khiển thiết bị từ xa thông qua điều khiển từ xa (Remote). Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết của một nhân viên đo đạc khi người vận hành giữ bộ thu và điều khiển máy toàn đạc điện tử từ điểm quan sát. Các máy toàn đạc có mô tơ này cũng có thể được sử dụng trong các thiết lập tự động được gọi là máy toàn đạc Robotic.


CHỨC NĂNG

1. Đo góc: Hầu hết các thiết bị máy toàn đạc điện tử đều đo góc bằng phương pháp quét quang điện của mã vạch kỹ thuật số cực kỳ chính xác được khắc trên các xi lanh hoặc đĩa thủy tinh quay trong thiết bị. Các máy toàn đạc chất lượng tốt nhất có khả năng đo góc tới 0,5 giây (góc hiện nhỏ nhất). Các máy toàn đạc trong xây dựng thông thường có thể đo các góc tới 5 hoặc 10 giây.


2. Đo khoảng cách: Việc đo khoảng cách được thực hiện bằng tín hiệu sóng mang hồng ngoại được điều chế, được tạo ra bởi một bộ phát trạng thái rắn nhỏ trong đường quang của thiết bị và được phản xạ bởi một gương phản xạ với lăng kính hoặc vật thể được ngắm tới. Mẫu điều chế trong tín hiệu trở về được đọc và phân tích bởi máy tính trong máy toàn đạc. Khoảng cách được xác định bằng cách phát và nhận nhiều tần số và xác định số nguyên bước sóng tới mục tiêu cho mỗi tần số. Hầu hết các máy toàn đạc điện tử đều sử dụng gương phản xạ bằng kính có mục đích cho tín hiệu EDM. Một máy toàn đạc thông thường có thể đo khoảng cách với độ chính xác khoảng 1,5 milimét trên khoảng cách lên tới 1.500 mét.


3. Đo tọa độ vuông góc: Các tọa độ của một điểm chưa biết so với tọa độ đã biết có thể được xác định bằng cách sử dụng máy toàn đạc với điều kiện là có thể thiết lập đường ngắm trực tiếp giữa hai điểm (hai điểm nhìn thấy nhau trong thực tế). Các góc và khoảng cách được đo từ máy toàn đạc đến các điểm cần khảo sát và tọa độ (X, Y, Z hoặc N, E, H) của các điểm được khảo sát so với máy toàn đạc được tính bằng cách sử dụng lượng giác và tam giác. Để xác định vị trí tuyệt đối, máy toàn đạc yêu cầu tầm nhìn và có thể được thiết lập trên một điểm đã biết hoặc với đường ngắm tới 2 điểm trở lên với vị trí đã biết, có thể được gọi là giao hội trạm máy.


Vì lý do này, một số máy toàn đạc cũng có bộ thu Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu và không yêu cầu đường ngắm trực tiếp để xác định tọa độ. Tuy nhiên, các phép đo GNSS có thể yêu cầu thời gian lâu hơn và cung cấp độ chính xác tương đối thấp hơn.

4. Xử lý dữ liệu: Một số mô hình bao gồm lưu trữ dữ liệu điện tử nội bộ để ghi lại khoảng cách, góc ngang và góc đứng được đo, trong khi các mô hình khác được trang bị để ghi các phép đo này vào bộ thu thập dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như máy tính xách tay hoặc sổ tay điện tử.

Khi dữ liệu được tải xuống từ một máy toàn đạc trên máy tính, phần mềm ứng dụng có thể được sử dụng để tính kết quả và tạo bản đồ của khu vực khảo sát. Thế hệ mới nhất của máy toàn đạc cũng có thể hiển thị bản đồ trên màn hình cảm ứng của thiết bị ngay sau khi đo các điểm.

Phần lớn máy toàn đạc điện tử đang sử dụng ở Việt Nam hiện tại đều sử dụng bộ nhớ trong và truy xuất dữ liệu dạng .TXT hoặc .DXF thông qua dây cáp USB kết hợp với phần mềm của hãng sản xuất đi kèm. Một số máy có kết hợp thêm cổng USB để cắm trực tiếp USB vào máy đo như các dòng máy mới của Leica, Topcon, Nikon. Tham khảo phần mềm trút số liệu tại đây: https://www.tracdiasaigon.com/pages/download

MỘT SỐ ỨNG DỤNG

Máy toàn đạc điện tử chủ yếu được sử dụng để khảo sát đất đai (địa hình - địa chính) để ghi lại các tính năng như trong khảo sát địa hình hoặc để đặt ra các tính năng (như đường, nhà hoặc ranh giới). Hiện nay được ứng dụng rất nhiều xây dựng cầu, đường, nhà cao tầng, công trình ngầm, thủy lợi...

Tham khảo thêm Máy toàn đạc tại đây: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac

Người viết bài: Nguyễn Quang Hải
Máy toàn đạc điện tử là gì? Nó đo được cái gì? Máy toàn đạc điện tử là gì? Nó đo được cái gì? Reviewed by Blogtracdia on 5/27/2019 Rating: 5

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306

4/16/2019

Máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 

Là dòng máy toàn đạc điện tử của hãng Leica (Thụy Sỹ) rất ít gặp ở thị trường Việt Nam. Có thiết kế tương tự như các dòng máy Leica như Leica TPS400 Series hoặc Leica TS02/TS06 nhưng Leica Builder 306 có ngoại hình màu vàng và các phím bấm đơn giản hơn.


Để sử dụng được máy toàn đạc Leica Builder 306 này, bạn cần phải có các kỹ năng cơ bản: Máy toàn đạc dùng để làm gì? Định tâm, cân bằng máy như thế nào? Khi nào cần giao hội ngược? Khi nào cần đặt máy tại một điểm và định hướng vào một điểm khác? Bố trí điểm ra ngoài thực địa là như thế nào?... có như vậy các bạn đọc phần này mới có thể thực hành được (nếu các bạn đang có máy hoặc sắp mua máy). Còn nếu không các bạn cần có một người hướng dẫn các bạn để các bạn hiểu các yếu tố cơ bản bên trên.

Tham khảo thêm về sản phẩm Leica tại: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac-leica

I. CƠ BẢN 

Để sử dụng Leica Builder 306 các bạn bật nút nguồn của máy lên (nút tròn đỏ - bên cạnh phải của máy). Màn hình hiện lên và sẽ có MENU chính nằm ngang trên đỉnh của màn hình gồm 4 mục: CONFIG, TRANSIT, PROG, DATA (như hình bên dưới).


Bàn phím vật lý gồm:
+ 3 phím ngay phía dưới màn hình: là 3 phím nóng, dùng để thực hiện các lệnh ngay trên màn hình tương ứng.
+ Phía bên phải màn hình: Phím trên cùng là phím chuyển 4 mục MENU như đã nói ở trên (khi bấm nó sẽ chuyển qua lại giữa các MENU). Phím tròn điều hướng 4 phía. Phím ESC (thoát). Phím bật đèn màn hình (có ký hiệu bóng đèn - ở dưới cùng).

II. CONFIG (CẤU HÌNH)

Laser Pointer  : On/Off --> Bật/tắt đèn dẫn hướng (chiếu laser vào điểm đo)
Tracking           : On/Off --> Bật/tắt chế độ đo đuổi (đo nhanh)
Hz Increment  : Left/Right --> Góc bằng hiển thị tăng về bên trái/phải.
V-Setting          : Zenith/Horizon/V% --> Cài đặt hiển thị góc đứng, góc thiên đỉnh, độ dốc ống kính.
Compensator  : On/Off --> Tắt/Bật chế độ bù nghiêng của máy toàn đạc.


Tiếp tục kéo con trỏ với mũi tên xuống, các bạn sẽ nhìn thấy màn hình thứ 2 của CONFIG như trên màn hình:
Beep                     : Key/Off --> Bật/Tắt tiếng kêu khi nhấn vào phím vật lý.
Auto Off               : Disable/Enable ---> Tự động tắt máy sau một khoảng thời gian không sử dụng.
Measure & Record: --> ALL-in-1 (Đo xong và tự động lưu vào bộ nhớ); Measure (chỉ hiển thị); MEAS/REC (Đo và có thể sử dụng REC để lưu điểm đo vào bộ nhớ)

1. DISP (CÀI ĐẶT CHỨC NĂNG HIỂN THỊ)

Ấn phím nóng tương ứng với lệnh DISP phía trên màn hình.



Contrast              : 50% --> Độ tương phản màn hình, nên để ở mức 50%.
Display Heater   : Off/On --> Tắt /bật chế độ sưởi ấm màn hình.
Angle Unit         : Chế độ hiển thị góc, ở Việt Nam nên để mặc định như trên màn hình.
Min. Reading      : Precise/Standard/Simple --> Hiển thị cạnh, tọa độ đo được với 3 chế độ: Chính xác/Tiêu chuẩn/Đơn giản (nên để Precise).
Distance Unit      : Đơn vị đo chiều dài (để ở meter).
Language             : US-English (mặc định là Tiếng Anh Mỹ).

2. COM (CÀI ĐẶT THÔNG SỐ TRUYỀN DỮ LIỆU)


Máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 là dòng máy cho phép sử dụng USB để nhập hoặc xuất dữ liệu ra bên ngoài (máy tính), nên trường hợp này chỉ cần chú ý mục đầu tiên là Data Output cài đặt là Int.Mem là được (điểm đo lưu vào bộ nhớ trong), còn các mục bên dưới chỉ cần khi trút số liệu qua phần mềm Flexoffice Advanced thì cần dùng đến (để cài đặt cho các thông số truyền trên máy đo và máy tính giống nhau.


Hình trên các bạn thấy là máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 được gắn kèm với một USB có logo của hãng Leica 1GB (USB thì không quan trọng lắm).

3. TIME (CÀI ĐẶT THỜI GIAN TRÊN MÁY ĐO)


Phần này không quan trọng lắm, các bạn có thể cài đặt tùy theo sở thích của mình.

III. TRANSIT (MÀN HÌNH ĐO GÓC)

Ở phần này chữ TRANSIT có thể chỉ có trên máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 dành cho ngôn ngữ US-English, còn một số dòng máy xuất khẩu cho các thị trường khác chữ TRANSIT có thể được chuyển thành chữ THEO (nhưng về cơ bản là chức năng giống nhau).


Chức năng sử dụng ở phần này cũng khá đơn giản. Về cơ bản chỉ có 2 dòng hiển thị góc bằng (góc nằm ngang) Hz và góc đứng (thiên đỉnh) V mà thôi. Chúng ta có thể thay đổi chế độ hiển thị góc Hz và V tại đây bằng cách bấm nút tròn điều hướng (bên phải màn hình), bấm sang trái/phải tương ứng với đổi chế độ hiển thị cho góc bằng Hz, bấm lên trên/xuống dưới tương ứng đổi chế độ hiển thị góc đứng, thiên đỉnh, % độ dốc ống kính.

1. Hz HOLD (Giữ góc bằng)

Khi nhấn nút này, màn hình hiển thị "Hz-Angle is hold Turn Instrument Orientation will be changed and set". Có nghĩa là khi màn hình này đang hiển thị thì khi ta quay máy đi hướng khác nhưng góc bằng Hz được giữ lại và không thay đổi, sau khi nhấn OK. Chức năng này trong thực tế thường rất rất ít khi được sử dụng.

2. Hz = 0 (Quy không hướng mở đầu)

Khi nhấn nút này, màn hình sẽ hiển thị "Set Hz = 0.0000. Orientation will be changed and set". Có nghĩa khi màn hình đang hiển thị như thế này, mình quay máy đến một hướng mục tiêu nào đó rồi dừng lại và nhấn OK thì góc bằng Hz lúc này sẽ trở về 0 00 00.

3. LEVEL (Bật chế độ cân bằng điện tử)

Phần này là cơ bản, mục đích là để giúp cần bằng và định tâm tại mốc. Với máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 cũng giống các dòng máy toàn đạc điện tử Leica khác là không có bọt thủy nằm ngang mà chỉ có 2 bọt thủy tròn, nên bắt buộc chúng ta muốn cân bằng máy thì cần phải bật tính năng này lên. Ngoài ra máy toàn đạc Leica Builder 306 còn có dọi tâm bằng tia laser nên việc định tâm máy sẽ nhanh hơn một chút so với định tâm quang học.

IV. PROG (CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐO ĐẠC)


Ở phần này, mình sẽ giúp các bạn cách để thao tác một số các ứng dụng đo đạc có trên máy (chứ không đi sâu vào từng vị trí của của các ký hiệu). Ở màn hình chính của mục này gồm có phần hiển thị tọa độ (N, E, H) và 3 phím chức năng phía dưới gồm: APPL (các ứng dụng); MEASURE (phím đo); SETUP (cài đặt trạm máy và định hướng). Sau đây chúng ta sẽ làm từng mục.

1. SETUP (cài đặt trạm máy và định hướng)

Giả sử đã có 2 điểm dùng làm điểm trạm máy, đã biết tọa độ X, Y, Z. Trước khi tiến hành các công việc như bố trí điểm ra ngoài thực địa hoặc đo khảo sát... chúng ta cần cài đặt trạm máy và trạm định hướng. Một điểm đặt máy được gọi là trạm máy, điểm còn lại sẽ là điểm định hướng. Ngoài cách này thì còn một cách khác để xác định trạm máy là giao hội ngược, tuy nhiên điều này lại chỉ nên thực hiện trong trường hợp đặc biệt còn lại hầu hết chúng ta nên đặt máy tại mốc sẽ là phương pháp tối ưu nhất.



Chọn SETUP màn hình hiện ra như trên, tiếp tục chọn Coordinates... tiếp tục chọn OK, màn hình hiện ra 2 lựa chọn: (Over Known Station...Anywhere...) chúng ta chỉ chọn dòng Over Known Station... và chọn OK.


Tới đây màn hình sẽ xuất hiện dòng chữ Enter Height of Instrument and Reflector và 2 dòng: hi hr, chúng ta sẽ khai báo chiều cao máy hi và chiều cao gương hr (đơn vị của chúng là m), sau đó tiếp tục nhấn OK.


Ở đây sẽ xuất hiện một số lựa chọn nhập điểm trạm máy:
a. Tại dòng Pt: Dùng con trỏ để chọn những điểm tọa độ có sẵn trong bộ nhớ để làm trạm máy.
b. P-LIST để tìm kiếm theo tên (Search ID) của trạm máy đã biết có sẵn trong bộ nhớ.
c. NEW PT Nhập mới tọa độ một điểm để làm trạm máy (chúng ta sẽ chọn cách này)


Sau khi chọn NEW PT màn hình yêu cầu nhập tọa độ trạm máy (Enter Point Coordinates). Chúng ta sẽ tiến hành như sau:
Pt              : Tên của trạm đặt máy
N (Line)    : Nhập tọa độ X (trắc địa) của trạm máy
E (Offset) : Nhập tọa độ Y (trắc địa) của trạm máy
H (Elv)      : Nhập độ cao Z của trạm máy.

Cách nhập CHỮ và SỐ của 4 dòng trên đều dùng phím vật lý tròn 4 hướng để chọn, cách nhập là kéo qua trái-qua phải và kéo lên-kéo xuống để hiện ra ký tự cần nhập. Nhập xong mỗi dòng thì phải nhấn OK. Đây là phần hạn chế một chút so với các phiên bản máy toàn đạc điện tử Leica có phím số vật lý. Tuy nhiên làm quen tay rồi thì việc nhập cũng dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian.

Ghi chú: Tọa độ vuông góc trong trắc địa (ví dụ VN2000) lấy trục X là hướng Bắc nên N tương đương với X và E tương đương với Y. Chúng sẽ ngược với trục tọa độ toán học (áp dụng trong Autocad và các phần mềm vẽ bản đồ). 



Sau khi đã nhập xong phần trạm máy (tên điểm, E, N, H) và chọn OK thì màn hình xuất hiện như trên Select Orientation Method yêu cầu chúng ta chọn phương pháp để định hướng.
a. Manual Angle Setting: Định hướng bằng góc phương vị một cách thủ công.
b. Known Backsight Point: Định hướng vào một điểm đã biết tọa độ (chúng ta chọn cách này).

Sau khi chọn Known Backsight Point và nhấn OK màn hình xuất hiện:


Ở màn hình này, việc nhập tên điểm định hướng Pt, và N, E, H là tương tự như cách nhập của phần trạm máy phía trên.
Sau khi nhập xong nhấn OK, màn hình xuất hiện chữ Measure backsight point! (yêu cầu ngắm và đo đến điểm định hướng). Quay máy ngắm chính xác mục tiêu tại điểm định hướng và tiếp tục nhấn OK. Lúc này màn hình xuất hiện dòng chữ Station and Orientation will be changed and set (trạm máy và trạm định hướng đã được thay đổi và cài đặt). Chọn YES để kết thúc phần này.

Quan trọng: Đến phần này việc cài đặt trạm máy và định hướng đã hoàn tất, tuy nhiên chúng ta cần có một bước, bước này là bước KIỂM TRA trước khi làm việc với các ứng dụng khác. Kiểm tra như sau: Ống kính vẫn đang ngắm ở gương tại điểm định hướng và màn hình đang ở PROG, chọn phím APPL, xuất hiện 1 danh sách ứng dụng - bây giờ ta chọn As Built... và nhấn OK, màn hình xuất hiện có chữ As Built. Nhấn phím MEASURE để đo tọa độ tại điểm định hướng. Sau khi đo xong, quan sát 3 dòng N, E, Ht nếu chúng trùng khớp với N, E, Ht tại điểm tọa độ định hướng đã biết (hoặc lệch trong giới hạn cho phép) thì tới đây quá trình cài đặt trạm máy và định hướng đã đạt yêu cầu. Viết thì hơi dài dòng nhưng các bạn thực hành một vài lần sẽ thấy việc làm này rất nhanh, đơn giản và đảm bảo đo đạc chính xác.

2. APPL (Giới thiệu và cách sử dụng một số ứng dụng cơ bản)
Máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 có tổng cộng 9 ứng dụng.
Trong đó có 5 ứng dụng cơ bản và thường dùng trong khảo sát và xây dựng:
+ Layout... (Bố trí điểm thiết kế ra ngoài thực địa)
+ As Built... (Đo khảo sát)
+ Angle & Distance... (Đo góc và đo cạnh)
+ Tie Distance... (Đo khoảng cách giữa các điểm hoặc giữa 2 điểm)
+ Area & Volumes... (Đo diện tích và thể tích).

Ngoài ra còn ứng dụng được Leica cho phép dùng thử như:
+ Parallel Lines... (Bố trí đường thẳng song song)
+ Hidden Point... (Đo điểm khuất)
+ COGO... (Một số tiện ích tính toán)
+ Layout Line/Arc/Spiral... (Bố trí đường thẳng, đường cong, đường xoắn ốc).

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào từng ứng dụng cụ thể:


ỨNG DỤNG LAYOUT
Đây là ứng dụng mà hầu như máy toàn đạc điện tử nào cũng có và phải có, chúng được ứng dụng trong xây dựng, quy hoạch, giao thông, thủy lợi... và máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 cũng không thể thiếu chúng, với chữ Builder có lẽ nhà sản xuất hướng sản phẩm này sang một lĩnh vực đó là xây dựng.

Sau khi xác lập trạm máy, định hướng xong (đã làm ở trên). Ở mục PROG chọn APPL và chọn tiếp Layout... nhấn OK, xuất hiện màn hình sau:


Màn hình Layout bao gồm:
Dòng đầu tiên: Tên điểm cần bố trí có sẵn trong bộ nhớ (phần này mình sẽ hướng dẫn cách nhập ở mục DATA)
3 dòng tiếp theo: Hiển thị tọa độ N, E, H của điểm cần bố trí.

Bước 1: Nhìn sang bên phải có dòng Turn Builder với dấu mũi tên quay sang phải hoặc sang trái. Đây chính là hướng mà máy phải quay để trùng với hướng từ máy đến điểm cần bố trí. Chúng ta quay máy, kết hợp ốc vi động cho tới khi nào giá trị góc ở dòng thứ hai bên dưới chữ Turn Builder về giá trị 000 00 00 thì chữ Turn Builder sẽ biến mất. Đây chính là hướng mà điểm cần bố trí sẽ ở trên hướng này.

Bước 2: Trên hướng ngắm này, cố định hướng ngắm (không quay máy và chỉnh ốc vi động nữa). Điều chỉnh người đi gương đi trên hướng ngắm với khoảng cách tương ứng với giá trị ở dòng đầu tiên dưới dòng Turn Builder sao cho máy phải ngắm được vào quả gương. Nhấn phím MEASURE để đo. Lúc này màn hình phía bên dưới chữ Turn Builder vừa nãy sẽ xuất hiện 3 giá trị sau.


Quan sát: 
Dòng đầu tiên: là sai số chiều dài cạnh của điểm bố trí, trong trường hợp này là 0.000 m là điểm đã đặt đúng tại điểm cần bố trí. Tuy nhiên ngoài thực tế thì thường không thể = 0.000 m như vậy. Chúng sẽ thừa hoặc thiếu để được = 0.000 m, lúc này dựa vào chiều của mũi tên (cùng dòng) để điều chỉnh người cầm gương tiến về máy hoặc ra xa máy và tiến hành nhấn phím MEASURE đo lại cho tới khi nào dòng này = 0.000 m thì OK.
Dòng thứ hai: Thường thì sẽ là giá trị = 0.000 m (đây là sai số về góc của điểm cần bố trí) do chúng ta đã đưa góc ở phần trên về giá trị 000 00 00 rồi nên phần này không bị sai số nữa.
Dòng thứ ba: Giá trị về sai số độ cao của điểm cần bố trí (chỉ quan tâm trong trường hợp ta bố trí điểm có sử dụng độ cao H). Nếu sai chúng sẽ báo giá trị và hướng của sai số.

Đến đây là chúng ta đã xong phần bố trí điểm ra ngoài thực địa, phần này khá đơn giản về mặt lý thuyết. Khi đã có điểm cần bố trí, máy toàn đạc sẽ giúp chúng ta tính toán hướng cần bố trí (góc) và cạnh cần bố trị (chiều dài từ máy), ngoài ra còn thêm cả độ cao. Nhưng trong thực tế, việc bố trí một điểm thường phải mất nhiều thời gian hơn chủ yếu là sự kết hợp giữa người đứng máy và người cầm gương và khoảng cách xa hay gần của điểm cần bố trí. Đo đạc không khó nhưng điều quan trọng là phải đạt được độ chính xác mà công trình yêu cầu.

ỨNG DỤNG AS BUILT
Đây chính là ứng dụng mà chúng ta đã sử dụng ngay sau phần đặt trạm máy và định hướng để kiểm tra. Phần này rất đơn giản, tại mục PROG --> APPL --> As Built... nhấn OK. Màn hình xuất hiện:


Ngắm tới gương tại vị trí cần đo và nhấn phím MEASURE để bắt đầu. Tùy vào mục đích, có thể cài đặt tùy chọn đo lưu vào bộ nhớ hoặc đo chỉ để xem kết quả. Phần cài đặt tùy chọn này đã có ở mục CONFIG phía trên. Công việc đo các điểm khác là tương tự, ngắm vào gương và lặp lại như trên.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại: https://www.tracdiasaigon.com/blogs/huong-dan

Người viết bài: Nguyễn Quang Hải
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica Builder 306 Reviewed by Blogtracdia on 4/16/2019 Rating: 5

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TPS 1200

4/15/2019

Máy toàn đạc điện tử Leica TPS 1200

Là dòng máy toàn đạc điện tử của hãng Leica (Thụy Sỹ). Các model nhỏ hơn của dòng máy toàn đạc TPS 1200 bao gồm rất nhiều dòng máy khác nhau như: TC, TCR, TCRM, TCA, TCP, TCRA, TCRP (với các lựa chọn tính năng và giá tiền khác nhau. Chiếc máy mà mình sẽ giới thiệu với các bạn hôm nay thuộc dòng TC, cụ thể là TC1201, TC1202, TC1203, TC1205 (tương ứng độ chính xác góc lần lượt là: 1", 2", 3", 5").

Tham khảo thêm về sản phẩm Leica tại: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac-leica


Mình sẽ giới thiệu đến các bạn các tính năng chính, các lựa chọn và một số các chương trình đo đạc của dòng máy toàn đạc điện tử Leica TC 1200.

A. MÀN HÌNH CƠ BẢN


1. Các phím F1, F2, F3, F4, F5, F6: là các phím dùng để lựa chọn các lệnh tương ứng ở bên trên màn hình của máy.
2. Phím F7: Select Free Code - Lựa chọn, tạo, nhập mới code (mã điểm).
3. Phím F8: Data - Quản lý dữ liệu và thiết lập, xóa, tạo mới các điểm tọa độ.
4. Phím F9: Reflectors - Lựa chọn, tạo mới, sửa các kiểu gương và hằng số gương.
5. Phím SHIFT+F9: Station Information - Thông tin trạm máy.
6. Phím SHIFT+F10: Change Settings to - Thay đổi các chế độ đo.
7. Phím SHIFT+F11: Lights, Display, Beeps, Text - Cài đặt về độ sáng, hiển thị, âm thanh...
8. Phím SHIFT+F12: Level & Laser Plummet - Bọt thủy điện tử và dọi tâm Laser.
9. Phím ON = PROG dùng để khởi động máy; Phím OFF = PROG & USER.
10. Một số phím khác: Nhập dữ liệu, điều hướng, Enter.
11. Màn hình cơ bản: Có sáu mục Main Menu sau
- Survey: Khảo sát nhanh
- Programs: Các chương trình đo
- Manage: Quản lý dữ liệu
- Convert: Xuất/nhập dữ liệu
- Config: Cấu hình của máy đo
- Tools: Công cụ dành cho nhà cung cấp dịch vụ
Trên đây là những thông tin cơ bản. Chúng ta sẽ đi vào từng công việc cụ thể, trong quá trình sử dụng thì chúng ta sẽ hiểu chúng sẽ hoạt động như thế nào. Các công việc cụ thể và cần thiết khi sử dụng máy toàn đạc điện tử là: Khai báo trạm máy + định hướng, giao hội nghịch, bố trí điểm ra ngoài thực địa, đo khảo sát (địa hình, địa chính...), một số công cụ tính toán và hơn thế nữa...

B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐO ĐẠC

I. CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT (Survey):

Tại màn hình cơ bản Main Menu, chọn mục Survey và nhấn Enter, ra màn hình Survey Begin như sau:

Bấm vào ảnh để xem lớn hơn
- Job: Tên công việc hiện hành (tên File hiện thành), lựa chọn các công việc có sẵn bằng cách bấm các mũi tên điều hướng bằng phím vật lý.
- Coord System: Để mục này mặc định là <None>
- Config Set: Lựa chọn các cài đặt
- Reflector: Cài đặt gương cho máy, nếu đo gương tròn chọn Leica Circ Prism, nếu đo gương mini chọn Leica Mini Prism...
- Add. Constant: Hằng số gương tương ứng với gương đã chọn ở mục Reflector ở trên.

a. ĐO GÓC, CẠNH, TỌA ĐỘ GIẢ ĐỊNH (chưa bao gồm thiết lập trạm máy)

Thao tác như sau: Main Menu --> Survey --> CONT màn hình hiện ra:


Các thông số trên màn hình gồm:
Point ID: Số hiệu của điểm đang đo, nếu đo lưu thì số hiệu điểm sẽ tự động nhảy tăng.
Reflector Ht: Chiều cao của gương, cần nhập theo đúng giá trị của chiều cao gương (khi đo khảo sát).
- Hz: Giá trị góc bằng.
- Ht Diff: Chênh cao giữa máy và gương.
- Easting: Giá trị tọa độ Y (Y trong trắc địa)
- Northing: Giá trị tọa độ X (X trong trắc địa)
- Height: Giá trị độ cao của điểm đo.
Chú ý: 3 dòng ( Easting, Northing, Height) muốn nhìn thấy trên màn hình, cần nhấn phím mũi tên xuống (PgDn)

Các phím đo trên màn hình:
- ALL: Đo và lưu ngay giá trị vừa đo vào bộ nhớ của máy, đồng thời nhảy số hiệu điểm tại Point ID.
- DIST: Đo và hiển thị trên màn hình, nhưng chưa lưu vào bộ nhớ của máy.
- REC: Sẽ lưu vào bộ nhớ bất cứ giá trị gì có trên màn hình, số hiệu điểm tự động nhảy.
- SETAZ: Cài đặt góc bằng (hướng mở đầu).


- Az=0: Khi nhấn phím này góc bằng tại mục Azimuth sẽ trở về góc = 0 00 00         
- HOLD: Khi nhấn phím này, góc bằng sẽ không chạy nữa, đồng thời chữ HOLD chuyển thành FREE, sau khi ấn FREE thì góc bằng sẽ hoạt động (trong thực tế tính năng này hầu như không sử dụng).
- DIST: Đo khoảng cách, trên màn hình là dòng chữ Horiz Dist (là giá trị cạnh nghiêng).
- PAGE: Phím lật trang để hiển thị BS Info, Stn Info. Tuy nhiên phần đó chưa cần thiết ở mục này.

b. THIẾT LẬP TRẠM MÁY

Thao tác như sau: Main Menu --> Survey --> SETUP. Mục này là một mục quan trọng, nên mình sẽ tách riêng ra thành 1 mục lớn vì nó là khởi đầu cho việc thực hiện các phép đo khác. Phần này sẽ trình bày ở các phần sau: Đặt trạm máy, định hướng, giao hội...

c. CÀI ĐẶT

Thao tác như sau: Main Menu --> Survey, sẽ còn 2 mục là CONF và CSYS, là 2 mục cài đặt thông tin và cài đặt hệ thống tọa độ. Nhưng là người dùng thông thường 2 mục này chưa cần phải quan tâm đến nó.

II. CÁCH ĐẶT TRẠM MÁY VÀ ĐỊNH HƯỚNG DỰA VÀO 2 ĐIỂM ĐÃ BIẾT TỌA ĐỘ

Chú ý: Điểm trạm máy trong trường hợp này là 1 điểm tọa độ gốc có tọa độ vuông góc trong trắc địa (X, Y, Z) được dùng để khai báo khi máy toàn đạc đặt tại mốc đó. Điểm định hướng là một điểm tọa độ gốc cũng có tọa độ vuông góc trong trắc địa (X, Y, Z) được dùng để khai báo làm điểm định hướng và có mục tiêu (gương dựng tại đó). X, Y, Z trong trắc địa tương ứng với Northing, Easthing, Height và chúng ngược với trục X, Y, Z dùng trong toán học (sử dụng trên các phần mềm đồ họa).

Thao tác như sau: Main Menu --> Survey --> SETUP. Với máy toàn đạc điện tử Leica TPS1200 mục SETUP này các bạn có thể gặp ở bất kỳ phần nào trong các Menu Program. Các mục SETUP này là giống hệt nhau. Màn hình hiển thị như sau:


Tại màn hình Station Setup:
- Method: Chọn Known BS Point (dùng phím mũi tên để chọn).
- Station Coord: Chọn From Job (Dữ liệu từ Job, cách nhập dữ liệu đầu vào, mình sẽ hướng dẫn phần sau)
- Station ID: Chọn Tên điểm dùng làm điểm trạm máy (Điểm trạm máy có tọa độ).
- Instrument Ht: Nhập giá trị chiều cao máy (nếu đo khảo sát có lấy cả độ cao).
- Fixpoint Job: Chọn 1 Job đã thiết lập (tên File để chứa dữ liệu).
- Current Scale: Để mặc định giá trị là 1.000000000 (1)
Tại màn hình này, sau khi đã thiết lập và chọn 1 điểm tọa độ làm điểm trạm máy (Station ID), tiếp tục nhấn phím CONT để sang màn hình khai báo điểm định hướng, màn hình định hướng như sau:


Ở màn hình: Set Stn & Ori - Known BS Point
- Backsight ID: Tên của điểm đo (chọn từ trong bộ nhớ của máy)
- Reflector Ht: Chiều cao gương (nhập bằng bàn phím vào)
- Calc Azimuth: Góc phương vị (máy đo tự tính toán ra)
- Calc HDist: Giá trị cạnh ngang (giữa điểm trạm máy và điểm định hướng)
- delta Horiz Dist: Chênh lệch chiều dài giữa cạnh thực tế đo được và cạnh tính toán.
- delta Height: Chênh lệch độ cao giữa độ cao thực tế đo được và độ cao đã nhập.

Đến đây, quay máy ngắm chính xác gương tại điểm định hướng. Nhấn phím DIST để đo cạnh tới điểm định hướng, sau khi đo xong và đã xuất hiện 2 thông số ở dòng delta Horiz Dist (thường là giá trị gần bằng 0.000m) và dòng delta Height (thường là giá trị gần bằng 0.000m), ta sẽ nhấn phím SET, màn hình hiển thị thông báo 5018 (Station and Orientation has been set) --> Nhấn phím OK để hoàn tất định hướng.

Kiểm tra: Máy vẫn đang ở vị trí như trên, nhấn phím DIST để đo lại 1 lần nữa tới gương (tại điểm định hướng). Sau khi đo xong, kéo con trỏ bằng phím PgDn xuống phía dưới màn hình. Như hình dưới đây:


Để ý ba dòng dưới cùng: Easting (Y), Northing (X), Height (H). Nếu giá trị của ba dòng này có giá trị trùng với giá trị của tọa độ tại điểm định hướng (hoặc lệch trong hạn sai cho phép - tùy công trình) thì việc đặt trạm máy và định hướng đã hoàn thành và không bị sai sót.

III. CÁCH ĐẶT TRẠM MÁY VÀ ĐỊNH HƯỚNG DỰA VÀO GÓC PHƯƠNG VỊ GIỮA 2 ĐIỂM ĐÃ BIẾT

Tương tự phần bên trên: Main Menu --> Survey --> SETUP. Phần này ở phần Method chọn Set Azimuth. Màn hình hiển thị như sau:


Tại màn hình Station Setup:
- Method: Chọn Set Azimuth (dùng phím mũi tên để chọn).
- Station Coord: Chọn From Job (Dữ liệu từ Job, cách nhập dữ liệu đầu vào, mình sẽ hướng dẫn phần sau)
- Station ID: Chọn Tên điểm dùng làm điểm trạm máy (Điểm trạm máy có tọa độ).
- Instrument Ht: Nhập giá trị chiều cao máy (nếu đo khảo sát có lấy cả độ cao).
- Fixpoint Job: Chọn 1 Job đã thiết lập (tên File để chứa dữ liệu).
- Current Scale: Để mặc định giá trị là 1.000000000 (1)
Tại màn hình này, sau khi đã thiết lập và chọn 1 điểm tọa độ làm điểm trạm máy (Station ID), tiếp tục nhấn phím CONT để sang màn hình khai báo điểm định hướng, màn hình định hướng như sau:


Ở màn hình: Set Stn & Ori - Known BS Point
- Backsight ID: Tên của điểm đo (nhập từ bàn phím)
- Reflector Ht: Chiều cao gương (nhập bằng bàn phím vào)

Ngắm máy chính xác vào gương tại điểm định hướng, kéo con trỏ xuống dòng Azimuth, tại đây dùng bàn phím để nhập giá trị góc phương vị đã biết (ví dụ như trên hình).
- Azimuth: Góc phương vị (nhập vào từ bàn phím)
- Horiz Dist: Cạnh ngang giữa 2 điểm (giá trị này không cần nhập)

Ấn phím DIST để đo, giá trị Horiz Dist sẽ hiện ra, sau đó nhấn phím SET --> OK để hoàn tất việc định hướng bằng phương pháp này.

IV. GIAO HỘI NGƯỢC TỪ 2 ĐIỂM ĐÃ BIẾT TỌA ĐỘ (X, Y, Z)

Giao hội ngược là trường hợp cần thiết lập trạm máy dựa vào 2 điểm (hoặc nhiều hơn) đã có tọa độ, nhưng 2 điểm đã biết không thể đặt được máy (ví dụ: điểm nằm trên tường). Phương pháp này có chứa nhiều nguồn sai số và chỉ nên được áp dụng một lần trong trường hợp bất khả kháng nói trên.

Main Menu --> Survey --> SETUP. Phần này ở phần Method chọn Resection. Màn hình hiển thị như sau:


Màn hình Station Setup này:
- Method: Chọn Resection (dùng phím mũi tên để chọn).
- Station ID: Tên điểm trạm máy (nhập từ bàn phím - điểm đang đứng máy).
- Instrument Job: Chiều cao máy (nhập từ bàn phím).
- Fixpoint Job: Chọn 1 Job đã thiết lập (tên File để chứa dữ liệu).
- Fixpoints: Chọn Meas All Now (dùng phím mũi tên để chọn).

Tiếp tục nhấn phím CONT để sang màn hình khai báo điểm mục tiêu số 1 (Measure Target 1)
- Point ID: Tên của điểm tọa độ số 1 (chọn từ trong Job đã nhập).
- Reflector Ht: Chiều cao gương tại điểm mục tiêu số 1.
- Azimuth: Góc bằng tại hướng ngắm.
- V: Góc đứng tại hướng ngắm.
- Slope Dist: Cạnh nghiêng (khi đo xong sẽ hiển thị tại đây).
- Delta Azimuth: 
- Delta Horiz Dist: 
- Delta Height: 


Quay máy ngắm chính xác gương tại điểm mục tiêu số 1. Nhấn phím ALL để đo, đo xong màn hình sẽ xuất hiện Measure Target 2, ta tiến hành khai báo tương tự điểm số 2 như điểm số 1 ở trên.


Tiếp tục quay máy ngắm chính xác gương tại điểm mục tiêu số 2. Nhấn phím ALL để đo. Màn hình xuất hiện:

Tại đây, sau khi xong điểm số 2, màn hình xuất hiện Measure Target 3. Lúc này, lựa chọn là đo thêm 1 điểm mục tiêu thứ 3 (nếu có - sẽ tốt hơn) hoặc không thì chọn CALC --> nhấn OK để kết thúc và xem kết quả như màn hình bên dưới. Màn hình kết quả: Results (Least Squares) có 4 Tab

Tab 1: Stn Coords (tọa độ trạm máy)
- Station ID: Tên điểm trạm máy (đã nhập trước đó)
- No. of Points: Số lượng điểm mục tiêu
- Set: Chọn E, N, Ht, Ori (định hướng)
- Instrument Ht: Chiều cao của máy đo
- Stn Easting: Tọa độ Y tính được tại trạm máy.
- Stn Northing: Tọa độ X tính được tại trạm máy.
- Stn Height: Độ cao H tính được tại trạm máy.
- New Azimuth: Góc phương vị mới.


Tab 2: Sigma (sai số đo,  tính toán)
- delta Easting: Sai số tọa độ Y.
- delta Northing: Sai số tọa độ X.
- delta Height: Sai số độ cao H.
- delta Hz Orient: Sai số góc định hướng.
- Current Scale: 1.00000000 (tỷ lệ chiều dài 1:1)


Ở đây, căn cứ vào khả năng thực hiện phép đo của mỗi người, đồ hình giao hội, độ chính xác các tọa độ gốc (mục tiêu) mà sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Nếu các sai số trên đều gần về giá trị = 0 là hoàn hảo. Còn trong thực tế sẽ căn cứ vào hạn sai mà công trình cho phép. Và bản thân việc giao hội luôn tồn tại sai số, nên cho dù các sai số ở trên đều = 0 cũng không có gì đảm bảo phép đo có độ chính xác cao (tham khảo thêm giáo trình Sai số và bình sai hoặc giáo trình Trắc địa cao cấp hoặc giáo trình Trắc địa phổ thông).

Tab 3: Stn Code (Code của trạm máy)
Phần này không cần quan tâm, code là ghi chú. Khi giao hội ta chỉ quan tâm đến giá trị tọa độ điểm trạm máy và sai số trong quá trình đo và tính toán.


Tab 4: Plot (phác họa đồ hình giao hội)
Phần này sẽ cho ta nhìn lại hình ảnh từ phép giao hội trước đó. 


Nhấn phím SET --> OK để hoàn thành việc giao hội. Tiến hành kiểm tra giống như phần Đặt trạm máy ở trên. Nên kiểm tra lại cả 2 điểm tọa độ. Nếu thỏa mãn thì kết thúc phần giao hội và chúng ta sẽ làm các bước tiếp theo.

V. ỨNG DỤNG CHÍNH TRONG PROGRAM

Sau khi đã hoàn thành việc thiết lập trạm máy, theo 3 cách bên trên. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tính năng đo đạc cơ bản của dòng TC 1200.

1. Survey (Đo khảo sát)

Main Menu --> Programs --> Survey, màn hình Survey Begin xuất hiện như sau:


- Job: Chọn tên File đo tương ứng đã được thiết lập (sẽ có ở phần Manage)
- Coord System: Để như trên màn hình.
- Code list: Để như trên màn hình.
- Config Set: TC
- Reflector: Chọn kiểu gương, dòng bên dưới là Add. Constant là hằng số gương sẽ chuyển động tương ứng.

Nhấn phím CONT để tiếp tục


ALL: Thực hiện đo và lưu vào bộ nhớ trong. Khi điểm đã lưu Point ID sẽ nhảy lên 1 số.
DIST: Thực hiện đo mà chỉ hiển thị chứ không lưu.
REC: Khi nhấn phím này, máy sẽ lưu kết quả trên màn hình thành 1 điểm đo (kể cả không thực hiện phép đo trước đó).
SETAZ: Tính năng SET góc bằng, trường hợp này không cần dùng ở đây.
PAGE: Khi nhấn phím này 4 Tab trên màn hình sẽ lần lượt chuyển qua Offset (Đo điểm khuất); Code (Ghi chú); Map (Xem đồ hình các điểm đang đo).

2. Setup (Cài đặt trạm máy)

Phần này đã trình bày khá chi tiết ở các phần bên trên (thiết lập trạm máy, giao hội...)

3. Stakeout (Bố trí điểm ra ngoài thực địa)

Main Menu --> Programs --> Stakeout --> CONT, màn hình Survey Begin xuất hiện như sau:


Tab Stake
- dòng đầu tiên: là dòng tên điểm cần bố trí 
- hr: chiều cao gương
- Nếu xuất hiện FORW: Cần đưa gương ra xa hướng ngắm; BACK: Cần đưa gương về phía hướng ngắm.
- Ở dòng thứ ba là dòng bố trí hướng ngắm (việc này chúng ta cần làm đầu tiên), sau khi chọn điểm cần đưa ra ngoài thực địa). Ở dòng này nếu xuất hiện chữ RGHT kèm theo mũi tên về bên phải, ta cần quay máy theo chiều mũi tên cho đến khi nào giá trị tại dòng này = 0.000m thì dừng lại và đây chính là hướng của điểm cần bố trí. Ngược lại nếu là chữ LEFT kèm theo mũi tên về bên trái, ta cần quay máy về phía bên trái cho đến khi nào giá trị dòng này = 0.000m (tương tự).

Cách thao tác: Sau khi chọn tên điểm cần bố trí ra ngoài thực địa, đầu tiên đo thử vào gương, sau đó chú ý vào dòng có chữ RGHT hoặc LEFT để quay máy theo hướng của mũi tên, quay khi nào cho dòng này = 0.000m thì dừng lại. Tại hướng ngắm này, điều chỉnh người đi gương sao cho máy nhìn vào giữa gương, ấn phím DIST để đo. Đo xong, chú ý đến giá trị tại dòng có chữ FORW hoặc BACK (kèm theo mũi tên) để ta biết hướng của điểm cần bố trí là ra xa máy hay tiến về gần máy. Việc điều chỉnh này phải tiến hành làm đi làm lại nhiều lần, cho đến khi nào cả 2 dòng này đều có giá trị =0.000m thì gương tại đó chính là vị trí của điểm cần bố trí. Dòng thứ 3 có chữ CUT hoặc FILL là phần bố trí cao độ, nếu cần bố trí cao độ thì điều chỉnh đưa gương lên cao hoặc hạ thấp gương xuống (vẫn giữ nguyên chiều cao gương). Khi 3 dòng chúng ta đang bố trí đều = 0.000m thì điểm bố trí đã đúng vị trí tại chân gương. Cần thực hành nhiều ở ngoài thực tế, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn.

VI. QUẢN LÝ BỘ NHỚ

1. Quản lý Jobs (tên File dữ liệu)

Main Menu --> Manage --> Jobs



Trên màn hình, phía bên trái là Name: Là danh sách các Jobs (tên các File quản lý dữ liệu). Mục bên phải Date là ngày tháng năm tạo ra. Dùng con trỏ lên/xuống để chọn Job mong muốn rồi nhấn phím CONT để tiếp tục làm các công việc tiếp theo, dữ liệu sẽ được lấy ra hoặc lưu lại ở Job này.

Ngoài ra: 

NEW: Tạo 1 Job mới, sau khi chọn NEW, màn hình mới hiện ra, gõ tên Job mong muốn vào dòng Name --> Sau đó nhấn STORE để hoàn tất.
EDIT: Sửa tên 1 Job đã có, chọn con trỏ vào Job cần sửa tên, nhấn phím EDIT, sửa xong --> STORE để hoàn tất.
DEL: Xóa một Job đã có, chọn con trỏ và Job cần xóa, nhấn phím DEL --> YES để xóa.

2. Quản lý Data (dữ liệu)

Main Menu --> Manage --> Data



Tương tự như phần quản lý Job, phần này sẽ quản lý dữ liệu trong 1 Job hiện hành (Job đang được chọn). Ở đây chúng ta sẽ tạo mới 1 điểm, sửa tọa độ điểm nhập, xóa điểm.

NEW: Tạo mới 1 điểm để lưu vào bộ nhớ (được dùng để thiết lập trạm máy hoặc để bố trí điểm ra ngoài thực địa). Nhập tên điểm vào dòng Point ID, sau đó nhập Y, X, H vào 3 dòng Easting, Northing, Ortho Ht. Sau đó nhấn phím STORE để lưu lại.
EDIT: Sửa tên điểm, tọa độ của điểm đã nhập, cách làm tương tự. Sau đó nhấn STORE để lưu lại.
DEL: Xóa điểm đã nhập, chọn điểm cần xóa --> DEL --> YES để xóa.

VII. CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU (XUẤT DỮ LIỆU ĐO RA NGOÀI THẺ NHỚ)

Dòng máy TPS1200 dùng thẻ nhớ ngoài để lưu hoặc lấy dữ liệu ra ngoài. Hình dưới đây là vị trí lắp đặt thẻ nhớ, đặt thẻ nhớ như hình ảnh, sau đó đóng nắp lại.


Trên máy toàn đạc vào Main Menu --> Convert


Mục số 1: Export Data from Job (Xuất dữ liệu ra thẻ nhớ từ 1 Job trong máy đo, dữ liệu xuất ra thường là dạng .DXF và .TXT). Cài đặt các dòng như hình bên dưới, chú ý tên Job cần xuất ra và định dạng dữ liệu cần xuất ra ở dòng Format File, tên File cần xuất ra --> Sau đó nhấn CONT để hoàn tất. Dữ liệu sẽ được chuyển vào thư mục Data trên thẻ nhớ, cần có đầu đọc thẻ nhớ (có đi kèm) để mở trên máy vi tính.



Mục số 2: Import Data to Job (Nhập dữ liệu từ thẻ nhớ vào Job, làm ngược lại. Thường thì khi nhập vào là nhập định dạng .GSI - cách làm tương tự như cách xuất dữ liệu ra)



Mục số 3: Copy Point Between Jobs (Copy dữ liệu giữa các Job). Chọn Job có dữ liệu (From Job) và chọn Job cần nhận dữ liệu (To Job) --> Sau đó ấn phím CONT để hoàn tất.


Tham khảo thêm các bài viết khác tại: https://www.tracdiasaigon.com/blogs/huong-dan

Người viết bài: Nguyễn Quang Hải

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TPS 1200 Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TPS 1200 Reviewed by Blogtracdia on 4/15/2019 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.