Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W
Mang hình dáng đặc trưng của dòng GTS của hãng Topcon tương tự như GTS-230N, GTS-250N nhưng bán phím bị hạn chế hơn. Bàn phím vật lý chỉ báo gồm các phím MENU cơ bản và các phím điều hướng, cùng 4 phím bấm chứng năng phía dưới màn hình hiển thị. Tuy bị giản lược bàn phím vật lý số nhưng tính năng và cách sử dụng vẫn tương đồng (giống) với những dòng máy toàn đạc Topcon khác.
Tham khảo thêm về sản phẩm Topcon tại: https://www.tracdiasaigon.com/collections/may-toan-dac-topcon
1. BÀN PHÍM VẬT LÝ:
Phím POWER: Giữ 2 giây để Tắt/Bật nguồn của máy
Phím MENU: Mở các chương trình bên trong máy toàn đạc, nếu là bên trong ứng dụng nó còn thêm tính năng là phím mũi tên kéo sang phải.
Phím ESC: Để thoát các chương trình đang mở
Phím ENT: Phím Enter dùng để thực hiện một lệnh trong chương trình hoặc chấp nhận việc nhập dữ liệu.
Phím *: Kết hợp với F1, F2, F4 để thực hiện các tính năng sau:
+ Ấn phím * sau đó ấn phím F1 --> Đèn màn hình sẽ bật hoặc tắt.
+ Ấn phím * sau đó ấn phím F2 --> Bật hoặc Tắt tính năng cân bằng điện tử của máy toàn đạc.
+ Ấn phím * sau đó ấn phím F4 --> Vào màn hình cài đặt hằng số gương, PPM, nhiệt độ, áp suất, xem tín hiệu.
Phím "3 mũi tên": Phím này dùng để đo và hiển thị tọa độ X, Y, Z của 1 điểm nhưng không lưu vào bộ nhớ của máy. Ngoài ra, ở bên trong ứng dụng thì phím này là phím điều hướng kéo sang trái.
Phím "hình tam giác": Phím này dùng để đo cạnh (khoảng cách) từ vị trí đặt máy toàn đạc tới điểm cần đo (mục tiêu). Đo khoảng cách ngang (HD) và đo khoảng cách nghiêng (SD). Đồng thời nó cũng là phím điều hướng lên trên khi ở trong các ứng dụng.
Phím ANG: Phím dùng để thoát chế độ đang đo tọa độ hoặc đo cạnh ở màn hình cơ bản trở về màn hình đo góc. Đồng thời cũng là phím điều hướng xuống phía dưới khi ở trong các ứng dụng.
Phím F1, F2, F3, F4: Là các phím thực hiện các lệnh tương ứng ở trên màn hình hiển thị.
2. MÀN HÌNH CƠ BẢN:
Màn hình cơ bản sẽ hiện thị 2 giá trị góc V (góc thiên đỉnh) và góc HR (góc bằng). Kèm theo đó là 3 dòng lệnh bên phía dưới màn hình. P1: OSET, HOLD, HSET; P2: TILT, REP, V%; P3: H-BZ, R/L, CMPS.
Giải thích các tình năng cơ bản của 3 dòng lệnh:
OSET: Đưa góc bằng (HR) trở về giá trị 0 00 00 ở bất kỳ một hướng ngắm cố định nào đó. Cách thực hiện: Ngắm máy toàn đạc vào 1 mục tiêu và khóa chuyển động ngang. Sau đó ấn phím OSET (tương ứng với F1 ở phía bên dưới). Màn hình hiện ra dòng chữ H ANGLE 0 SET OK? Ta chọn YES, lúc này hướng ngắm hiện tại đã có giá trị góc bằng là 0 00 00 như mong muốn. Tính năng này thường dùng khi đo vẽ sử dụng tọa độ cực (đo góc - cạnh) để làm bản đồ hoặc trong xây dựng sử dụng để thiết lập các đường thẳng và hướng vuông góc khi cần lấy 1 hướng chuẩn ban đầu = 0 00 00.
HOLD: Giữ góc bằng (HR) ở một giá trị đang hiển thị bất kỳ. Ấn phím HOLD màn hình hiện ra H ANGLE HOLD HR = 1 giá trị góc bất kỳ và hỏi SET? Ở đây góc bằng đã giữ (khóa) không cho góc bằng chuyển động khi ta quay máy theo chiều ngang nữa. Nếu ta muốn giá trị góc bằng (HR) này để ngắm vào 1 mục tiêu nào đó, ta chỉ cần ngắm ống kính bắt mục tiêu và khóa chuyển động ngang của máy toàn đạc lại và nhấn YES để xác nhận giá trị góc (HR) cho hướng ngắm vừa quay tới. Trong thực tế mình ít, hiểm hoặc thậm chí chưa dùng tính năng này bao giờ (trừ khi hướng dẫn sử dụng cho những anh em Trắc địa khác).
HSET: Đặt cho góc bằng một giá trị tại một hướng ngắm cố định bằng cách nhập giá trị góc bằng mới. Quay máy ngắm một mục tiêu cố định và khóa chuyển động ngang của máy toàn đạc lại. Nhấn phím HSET, màn hình hiện ra H ANGLE SET HR:_______ ta nhấn tiếp INPUT như màn hình dưới đây.
Nhập giá trị góc bằng mong muốn vào dòng HR =
Cách nhập là nhập ĐỘ + dấu "chấm" + PHÚT & GIÂY. Ví dụ: 45.1236 sau đó ENTER thì máy toàn đạc sẽ hiểu góc bằng là 45 độ 12 phút 36 giây (45 12 36).
TILT: Ấn phím TILT để Bật tắt Màn hình cân bằng điện tử TILT SENSOR. X-ON bật trục X, XY-ON bật cân bằng điện tử cả 2 trục, OFF tắt chế độ cân bằng điện tử. Khi đo máy toàn đạc ở ngoài thực tế, chúng ta nên bật chế độ này để máy toàn đạc tự hiệu chỉnh độ nghiêng trong quá trình sử dụng vào kết quả --> dẫn tới kết quả được đảm bảo độ chính xác hơn.
REP: Tính năng REPETITION ANGLE OK? là tính năng đo góc lặp được dùng trong việc phát triển đường chuyền tọa độ, các góc trong đường chuyền được đo đi đo lại và tính giá trị trung bình, kết hợp chiều dài cạnh để tính bình sai.
V%: Chuyển đổi giá trị góc V từ góc thiên đỉnh hoặc góc đứng thành % của độ dốc ống kính.
R/L: Chuyển đổi giá trị góc HR thành HL hoặc ngược lại. Góc HR là góc hiển thị tăng dần theo chiều kim đồng hồ. Góc HL là góc hiển thị tăng dần theo chiều ngược kim đồng hồ.
CMPS: Chuyển đổi giá trị góc V từ góc thiên đỉnh thành góc đứng thành góc thiên đỉnh và ngược lại. Góc thiên đỉnh lấy hưởng đỉnh trời là giá trị 0 00 00. Góc đứng lấy giá trị nằm ngang là 0 00 00.
3. ĐO CHIỀU DÀI CẠNH
Từ màn hình cơ bản, ngắm chính xác gương tại điểm mục tiêu. Nhấn phím vật lý "tam giác" để bắt đầu đo. Sau khi đo xong, màn hình hiển thị:
HD: Giá trị chiều dài cạnh (cạnh ngang) từ máy tới mục tiêu - đơn vị m
VD: Giá trị chênh cao giữa máy và gương.
SD: Nhấn thêm phím đo cạnh "tam giác" 1 lần nữa, màn hình sẽ hiển thị SD là cạnh nghiêng (cạnh trực tiếp từ máy tới gương)
MEAS: Phím đo (đo thêm cạnh mới hoặc đo lại cạnh đang đo).
MODE: Chế độ chọn FINE (đo tinh); TRACK (đo đuổi); COARSE (đo thô). Trong đó FINE là đo với độ chính xác cao nhất.
S/A: Cài đặt hằng số gương cho máy. PSM = -30 (đối với gương tròn đơn). PSM = -17.5 (đối với gương mini). PSM = 0 (nếu đo tới mặt phản xạ hoặc gương giấy). PPM là áp suất, nó sẽ tự động theo giá trị nhiệt độ môi trường nhập vào. Thông thường nhiệt độ nên nhập vào giá trị nhiệt độ trung bình (ví dụ ở Sài Gòn nên để là 30 độ C) ở dòng TEMP và PRES = 1013.3 hPa.
OFSET: Có 4 mục đo bù nhưng được sử dụng chủ yếu trong thực tế là 2 tính năng đo bù góc và đo bù cạnh. ANG. OFFSET là tính năng đo bù góc (quay thêm góc thiếu). DIST. OFFSET là tính năng đo bù cạnh (cộng thêm cạnh). Thường được áp dụng chủ yếu trong đo vẽ bản đồ địa chính hoặc địa hình.
S.O: Tính năng bố trí chiều dài cạnh hoặc chênh cao cho trước. Ở đây có 3 dạng số liệu bố trí: HD (cạnh ngang); VD (cạnh nghiêng); SD (cạnh nghiêng). Cách bố trí tương tự như phần Stake Out trong phần MENU chính. Sẽ được giới thiệu ở các bài viết sau trên mục BLOGS của Web https://www.tracdiasaigon.com/blogs/huong-dan
m/f/i: Chuyển đổi đơn vị đo chiều dài cạnh từ m sang feet hoặc inch.
Muốn trở về màn hình cơ bản chỉ có góc hiển thị, nhấn phím ANG.
Trên đây mình đã giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất của Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W từ màn hình cơ bản tới tính năng đo góc và đo cạnh. Ở các bài sau mình sẽ hướng dẫn tới các anh em các tính năng đo đạc trong các phần MENU chính. Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Web Tracdiasaigon.com mục BLOGS hoặc Facebook của Trắc Địa Sài Gòn tại địa chỉ: https://www.facebook.com/congtytracdiasaigon
Hẹn gặp lại ở các bài viết sau! From: https://www.tracdiasaigon.com/
Người viết bài: Nguyễn Quang Hải
Hướng dẫn máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-332W với một số tính năng chính
Reviewed by WAT.vn
on
6/21/2019
Rating: